Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

4 loài động vật cổ xưa hàng triệu năm vẫn còn tồn tại trên Trái đất

Ít ai ngờ rằng có những loài động vật quá quen thuộc với chúng ta như sếu, chồn... đã có mặt trên Trái đất từ hàng triệu năm trước.


Khi nhắc đến những “hóa thạch sống”, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới loài bò sát. Ít ai ngờ, danh sách những loài tồn tại hàng triệu năm trên Trái đất này bao gồm cả động vật có vú, cây cối và các loài chim.

Thậm chí, có một số loài động vật sống cùng thời với khủng long vẫn hiên ngang đi lại trong thế giới tự nhiên hiện nay. Danh sách những loài sinh vật cổ xưa vẫn đang tồn tại trên Trái đất dưới đây hẳn sẽ khiến không ít bạn ngỡ ngàng.

1. Hươu đuôi trắng - tồn tại cách đây 3,5 triệu năm

Hươu đuôi trắng là giống hươu lâu đời nhất còn tồn tại cho đến ngày nay cùng những đặc điểm nhanh nhẹn và linh hoạt vẫn được giữ nguyên từ 3,5 triệu năm trước.

Theo nhà sinh vật học, loài này vẫn sống sót đến ngày nay đơn giản là bởi nó hoàn toàn thích hợp để tồn tại trong thế giới tự nhiên.


Hươu đuôi trắng ăn gần như mọi thứ để sinh tồn - chúng thậm chí còn ăn cả thịt và cá. Tuy nhiên, chúng không ăn cỏ. Loài hươu này hoàn toàn không có cấu tạo răng và dạ dày như hầu hết loài hươu khác để có thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ cỏ.

Hươu đuôi trắng có thể phát triển trong khí hậu trải dài từ Bắc Cực cho tới Brazil - đây được coi là phạm vi sống lớn nhất của bất kì loài móng guốc nào từng tồn tại.

Nghiên cứu về loài này, các chuyên gia phát hiện chúng biết phòng ngừa rủi ro như xóa dấu vết trên mặt đất bằng cách đi lòng vòng tại chỗ. Khi bị săn đuổi, chúng sẽ chạy theo những con đường quen thuộc nơi mà chúng biết rõ những chướng ngại vật, điều này khiến những kẻ săn mồi chán nản và bị giảm tốc độ.

Đôi khi, loài hươu thông minh này còn dẫn loài săn mồi đến chỗ một con hươu khác nhằm đánh lạc hướng và "đánh tráo" mục tiêu. Thậm chí, chúng còn cắt đuôi loài đi săn bằng việc chạy qua một vùng nước, lẩn trốn dưới nước hay thậm chí bơi trên đại dương nơi để không ai có thể đuổi theo chúng.

Ở điều kiện thuận lợi, một cá thể hươu cái có thể sinh một cặp hoặc ba hươu con. Ngay từ khi sinh ra, hươu đuôi trắng đã được dạy cách để sinh tồn. Hươu con là bậc thầy về lẩn trốn, chúng sẽ không để lại bất cứ mùi cơ thể nào, ẩn mình trong những bụi cỏ với bộ da lốm đốm nếu phát hiện bất cứ mối đe dọa nào.

2. Ngựa vằn - tồn tại cách đây 4 triệu năm

Ít ai ngờ rằng, những chú ngựa vằn ở vùng đồng bằng châu Phi đã tồn tại trên Trái đất một khoảng thời gian dài - lên tới 4 triệu năm.


Ngựa vằn tách ra khỏi loài ngựa tiền sử thông thường khoảng 4 triệu năm trước. Ngày nay, ngựa vằn được chia thành 3 loài lớn và hơn 10 phân loài, tất cả đều có kiểu bờm Mohawk và tiếng hí đặc trưng.

Mặc dù lãnh thổ đôi khi chồng chéo lên nhau nhưng các loài khác nhau của ngựa vằn không giao phối. Mỗi loài mang số lượng nhiễm sắc thể khác nhau. Chính vì vậy, khi con người cố gắng phối giống giữa ngựa vằn "già nhất" Grevy và ngựa vằn núi, hầu hết trường hợp đều không thành công.

Các nhà sinh vật học cho biết bên cạnh đó còn có loài lừa vằn quagga đã tuyệt chủng là phân loài của loài ngựa vằn đồng cỏ phổ biến nhất ngày nay.

Kết quả xét nghiệm DNA trên lừa vằn cho thấy có những điểm chung của loài này với loài ngựa vằn đồng bằng. Hai loài đã tách ra và tiến hóa theo hai con đường khác nhau vào Kỷ Băng hà cách đây từ 120.000 - 290.000 năm, trong đó ngựa vằn phát triển thêm những đặc điểm của sọc vằn cũng như hình dạng cơ thể.

3. Sếu xám Sandhill - tồn tại 10 triệu năm

Trong số 15 loài sếu còn tồn tại, sếu xám Sandhill là loại có số lượng lớn nhất và có vùng lãnh thổ sinh sống rộng nhất.

Hóa thạch được cho là cổ nhất của loài này được tìm thấy ở Florida và có niên đại khoảng 2,5 triệu năm, nhưng đó có thể chưa phải là mẫu hóa thạch cổ xưa nhất.

Một hóa thạch khác cũng được khai quật ở Nebraska và đó là một bằng chứng thuyết phục rằng, loài sếu xám Sandhill đã tồn tại từ trước đó rất lâu.


Mẫu hóa thạch ở Nebraska có niên đại khoảng 10 triệu năm và được chứng minh là giống với loài sếu xám Sandhill ngày nay. Điều này cho thấy, chúng là loài chim lâu đời nhất trên thế giới.

Hàng năm, từ tháng 3 - 4, có khoảng 500.000 cá thể của loài sếu màu xám - xanh với phần đầu màu đỏ này thực hiện một chuyến di cư ngoạn mục đến Canada và Alaska, di chuyển đến 650 km/ngày.

Loài sếu duyên dáng này nhảy múa để thu hút và tìm kiếm bạn đời cho mình, sau đó xây tổ ở một vùng ngập nước và nuôi 1 - 2 chú sếu con. Sếu con mở mắt ngay sau khi sinh và có thể di chuyển chỉ sau tám giờ, thậm chí chúng có thể bơi. Sếu xám Sandhill nuôi dưỡng và bảo vệ con của chúng trong khoảng 10 tháng - bằng cách rít lên hoặc đánh đuổi những kẻ săn mồi.

Dù chưa bị xếp vào Sách Đỏ, tuy nhiên sếu xám Sandhill tại một số khu vực như tiểu bang Mississippi, Mỹ và Cuba đã bị coi là tuyệt chủng.

4. Chồn Opossum vùng Virginia – tồn tại cách đây 70 triệu năm

Loài thú có túi duy nhất ở Bắc Mĩ này có những nét pha trộn của một chú gấu bông dễ thương và... chuột cống. Hóa thạch lâu đời nhất của chúng có niên đại khoảng 70 triệu năm, khiến chúng trở thành một trong những loài động vật có vú lâu đời nhất trên Trái đất.

Sự kết hợp giữa thú nhồi bông và... chuột cống

Loài chồn Opossum vẫn giữ được hình dáng cơ bản của chúng qua từng đó thời gian. Giống như chuột túi Kangaroo, loài chồn này bảo vệ con chúng trong chiếc túi trên cơ thể.

Chiếc túi này an toàn đến mức đã có trường hợp thú con vẫn sống sót sau khi chồn mẹ bị ô tô đâm phải. Chiếc túi còn có thể chống nước, giữ cho chồn con hoàn toàn khô ráo khi cá thể mẹ bơi.

150810animals10-fc702

Ngoài ra, chồn Opossum có một thủ thuật sinh tồn khá đặc biệt, đó là giả vờ chết. Khi bị dồn đến bước đường cùng, chúng sẽ giảm nhịp tim và nhịp thở của mình trong tối đa 6 giờ, co chân lại giả bộ chết. Điều này khiến cho những loài săn mồi không ăn xác thối chán nản và bỏ đi. Tuy nhiên, chồn Opossum không làm điều này thường xuyên, đây là một cách thường chỉ được sử dụng bởi những con non.

150810animals11-fc702

Một thủ thuật sinh tồn khác của loài thú dễ thương này là khả năng hăm dọa kẻ thù bằng cách nhe hàm răng lên tới 50 chiếc của mình. Đây cũng là số răng kỷ lục của các loài có vú. Song song với đó, chúng còn chảy dãi và sùi bọt mép hăm dọa để thể hiện độ "khó nhằn" của chúng.

Nguồn: Listverse

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét