Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015
Lật thuyền chở quá tải, ít nhất 50 người chết
Một vụ lật thuyền chở quá tải vừa xảy ra trên sông Kolahi, Assam trưa Thứ 2 vừa rồi, ít nhất 50 người thiệt mạng trong vụ tai nạn đường thủy.
Ít nhất khoảng 50 có nguy cơ thiệt mạng trong vụ lật thuyền chở 250-300 người trên sông Kolohi, Assam trưa ngày Thứ 2 vừa rồi. Được biết, con thuyền này đang đưa khách đi lễ và chở quá tải trọng.
Theo ông Vinod Kumar Seshan, một quan chức quận Kamrup, động cơ của con thuyền đã bỗng dưng chết máy khi thuyền vừa ra được giữa sông, sau đó thuyền đâm vào một cột gỗ rồi lật. Hiện vẫn chưa xác định được số người chết và mất tích, nhưng rất có khả năng ít nhất 50 người đã thiệt mạng trong vụ lật thuyền này. Ông Seshan cũng cho biết rằng một người sống sót đã nói với ông dưới khoang tàu lật còn khoảng 25 người nữa.
Ít nhất khoảng 50 người chết trong vụ lật thuyền máy trên sông Kolahi.
Sự việc xảy ra ở địa điểm cách 50km về phía Tây tỉnh Guwahati. Lực lượng cứu hộ đã có mặt để tiến hành tìm kiếm người gặp nạn trên cả phần thượng lưu và hạ lưu dòng sông Kolohi. Hầu hết các hành khách đã bơi và bờ an toàn mặc dù dòng chảy khá xiết do đang vào mùa mưa. Dân địa phương đang quy trách nhiệm cho các nhà chức trách khi cho phép các phương tiện quá tải được phép lưu thông tự do.
Một thuyền máy chỉ có khả năng chở an toàn khoảng 100 hành khách, tuy nhiên vì không được quản lý thanh tra đều đặn, những con thuyền này thường xuyên chở gấp 2, gấp 3 tải trọng của mình.
( Nguồn: Hindustan Times)
Nước Đức rung động trước bức tranh của cô bé tị nạn Syria
Chỉ vỏn vẹn trong 2 trang giấy học sinh, bức tranh của bé gái Syria vô danh đã gây chấn động nước Đức với một nửa là cuộc nội chiến đẫm máu tại quê hương, nửa còn lại vẽ nước Đức thanh bình và đầy hạnh phúc.
Bức tranh này đến từ trung tâm đăng ký tị nạn thành phố Passau, Đức, tại đây luôn có những tờ giấy trắng và bút màu cho trẻ em. Sau khi cô bé vẽ xong và đem dán lên tấm bảng tại trung tâm, một sĩ quan Đức nhìn thấy và chụp lại đăng lên tài khoản Twitter cá nhân của anh.
Bức tranh dán trên tường trung tâm đăng ký tị nạn Passau, Đức.
Ngay sau đó, bức tranh ngây thơ này đã được retweet 8000 lần trên mạng xã hội Twitter, lan tràn sang Facebook và Instagram với hashtag #sprachlos và #Fluechtlingskrise, nghĩa là "không thể nói lên lời" và "khủng hoảng tị nạn".
Cho đến ngày hôm nay, vẫn không ai biết tên cô bé đã vẽ nên bức tranh, Điều duy nhất cộng đồng nhận được, đó là cuộc nội chiến Syria quá tàn khốc qua ánh mắt trẻ thơ, một nửa bức tranh vẽ các ngôi nhà sụp đổ, cô gái chống nạng đứng giữa xác người và máu. Nửa còn lại là ngôi nhà nhỏ với lá cờ Đức và chữ "Polizi" (viết sai chính tả từ cảnh sát trong tiếng Đức).
Theo sĩ quan cảnh sát Schweikl, người thường xuyên được trẻ em chờ đợi tại trung tâm tị nạn tặng tranh vẽ, rất nhiều tranh có dòng chữ "cảm ơn cô chú cảnh sát". Tuy nhiên, không có bức nào gây sốc cho họ như tranh của cô bé Syria vô danh này, trong đó mô tả cả nỗi kinh hoàng và niềm hy vọng trong một tờ giấy trắng, nói lên tâm hồn của những đứa trẻ Syria lớn lên trong chiến tranh.
Từ đầu năm 2015 đến nay, hàng trăm nghìn người tị nạn chạy trốn chiến tranh và nghèo đói ở Trung Đông và châu Phi đã đến châu Âu. Nước Đức dự kiến sẽ nhận khoảng 800 nghìn đơn xin tị nạn trong năm nay.
Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015
Phía sau những cao ốc tráng lệ ở Sài Gòn, là một trung thu thật khác của "xóm không đèn"
Dù nằm rất gần trung tâm TP. HCM nhưng những đứa trẻ ở xóm nhà lá phường An Phú, quận 2 có cuộc sống tách biệt với đô thị. Các em không được đến trường, chỉ quanh quẩn cả ngày bên con nước, bờ kênh. Đến tối, cả xóm chìm trong bóng đen vì không có điện.
Chỉ có một con đường duy nhất để vào xóm nhà lá là đi qua một con đường mòn sình lầy dẫn vào một cây cầu được chắp nối bằng những thanh gỗ mục nát, bấp bênh.
Chỉ có một con đường duy nhất để vào xóm nhà lá là đi qua một con đường mòn sình lầy dẫn vào một cây cầu được chắp nối bằng những thanh gỗ mục nát, bấp bênh.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)