Social Icons

Pages

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

6 đất nước "nghiện đọc" nhất trên thế giới

Bạn có biết rằng trung bình một người Ấn Độ dành 10 tiếng 42 phút một tuần cho việc đọc sách. Hay người Israel đặt cả những cuốn sách ở nghĩa trang để các linh hồn tiếp tục “học, học nữa, học mãi”...


1. Ấn Độ

Năm ngoái, đất nước Nam Á này đã được NOP World Culture Score Index xếp hạng nhất trong khảo sát về thời gian đọc sách trung bình của người dân. Theo đó, thời gian đọc sách trung bình một tuần của một người Ấn Độ lên đến gần 11 giờ (10 giờ 42 phút). Mặc dù là quốc gia có trình độ dân trí giữa các tầng lớp rất cách biệt với số người biết chữ chỉ chiếm 27,4% dân số nhưng có đến 25% số người trẻ đọc sách thường xuyên và 49% số người được đi học đọc sách như một cách giải trí. Những tác giả có sách được đọc nhiều nhất là Rabindranath Tagore, Chetan Bhagat, Ravinder Singh...
Một triển lãm sách được tổ chức bởi trường Jaipuria.

2. Isarael

Quê hương của người Do Thái – dân tộc nổi tiếng với chỉ số IQ trung bình 110, nơi đã sản sinh cho thế giới những thiên tài như Albert Einstein, Karl Marx, Johan Strauss,... cũng là đất nước nổi tiếng bởi niềm đam mê đọc sách. Các bà mẹ Do Thái đã gieo cho con tiềm thức về sự “ngọt ngào” của sách bằng cách nhỏ vài giọt mật lên những trang sách và cho trẻ liếm. Đất nước Trung Đông này có hai chỉ số về sách cao nhất thế giới là số lượng sách xuất bản theo đầu người cao nhất thế giới và số người trẻ đọc sách cao nhất thế giới. Thậm chí, họ còn đặt các cuốn sách ở nghĩa trang vì họ tin rằng các linh hồn sẽ tiếp tục đọc chúng.

3. Nhật Bản

Đất nước mặt trời mọc được cả thế giới nể phục bởi tinh thần tự lực tự cường, từ một quốc gia phong kiến lạc hậu trở thành cường quốc Châu Á và thế giới. Văn hóa đọc ở Nhật đã được hình thành cách đây hơn 300 năm. Từ thời Genroku (1688-1704), nước Nhật đã có hệ thống xuất bản với lượng sách lên đến 10.000 cuốn/năm. Thời Minh Trị, những cuốn sách từ phương Tây được dịch lại và in ra hàng triệu bản để phổ biến đến người dân. Ngày nay, mỗi năm Nhật Bản xuất bản 43.000 đầu sách. Bình quân mỗi năm một người dân đọc hơn 10 cuốn sách. Đặc biệt, người Nhật có thói quen tranh thủ đọc sách ở mọi không gian chờ: đường phố, bến xe bus, trên tàu điện ngầm,... thói quen này đã hình thành văn hóa đọc đứng – Tachiyomi.
Trên những chuyến tàu điện ngầm ở Nhật, bạn sẽ thấy hình ảnh này thay vì cảnh tượng người dân chúi mặt vào màn hình điện thoại.

4. Đức

Một trong những cái nôi của báo chí và văn học thế giới – nước Đức, có một nền văn hóa đọc vẫn giữ được mức ổn định trong thời đại công nghệ thông tin áp đảo hiện nay. Trong một khảo sát tháng 7/2015 với 25.000 người từ 14 tuổi trở lên, có đến 7/10 người (68.7%) thích đọc sách và thường xuyên đọc sách, 3/10 (29.6%) đặc biệt đam mê sách. Năm 2015, 44,6% người Đức đọc ít nhất một cuốn sách mỗi tuần.

5. Thái Lan

Người láng giềng với chúng ta là á quân sau Ấn Độ trong xếp hạng thời gian đọc sách của World Culture Score Index. Các số liệu của cơ quan thống kê quốc gia nước này cho thấy, người dân xứ sở chùa vàng dành trung bình 37 phút đọc sách mỗi ngày. 81,8% dân số từ 6 tuổi trở lên thường xuyên đọc sách và nhóm đọc sách nhiều nhất là trẻ em từ 6 – 12 tuổi.

6. Malaysia

Theo thống kê của Thư viện Quốc gia, đã có 72.271 cuốn sách được mượn trong riêng tháng 8/2014. Trung bình một người Malaysia đọc 14 cuốn sách một năm.
Cách đây 10 năm, mỗi người Malaysia đọc được 2 cuốn sách/năm. Tới thời điểm bây giờ, con số ấy đa tăng lên đáng kể.

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Tìm hiểu súng ngắn bán tự động CZ-75

Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng CZ-75 là một trong những súng chiến đấu hay nhất trong dòng súng ngắn bán tự động.



Thông số kỹ thuật của súng ngắn CZ-75
Loại: hoạt động kép (75B), hoặc chỉ hành động kép (75DAO)
Cỡ đạn: 9x19 Luger / Para, IMI 9x21mm, 40 SW
Trọng lượng(rỗng): 1.000 g
Chiều dài: 206 mm
Độ dài nòng: 120 mm
Ổ đạn: 16 viên (9mm) hoặc 12 viên (40 SW)
Súng ngắn CZ-75BD.
Súng ngắn CZ-75 được phát triển bởi các anh em Koucky, người đã làm việc tại nhà máy sản xuất vũ khí Ceska Zbrojovka ở thành phố Uhersky Brod (Tiệp Khắc, bây giờ cộng hòa Séc). Điều này có nghĩa là kích thước đầy đủ của súng ngắn bán tự động đầu tiên xuất hiện trong năm 1975 và sản xuất bắt đầu vào khoảng năm 1976. CZ-75 là súng ngắn dành cho các thị trường xuất khẩu.
CZ-75 tích lũy được các tính năng tốt nhất từ trước so với rất nhiều thiết kế súng khác. Súng ngắn CZ-75 vừa "hấp dẫn" về mặt thẩm mỹ, vừa tiện sử dụng, độ chính xác cao. Sản phẩm bằng CZ trong các phiên bản khác nhau và sửa đổi, CZ-75 cũng được sao chép và nhân bản rộng rãi.
Nhiều công ty sản xuất súng trên thế giới đã tiến hành chế tạo các bản sao của súng ngắn CZ-75 như công ty IMI (Jericho-941, Israel), Tanfoglio (TZ-75, TZ-90, T-95, Italy), Sarsilmaz (M2000, Thổ Nhĩ Kỳ), ITM ( AT-88, Thụy Sĩ), Sphinx (mod.2000, Thụy Sĩ), Norinco (NZ-75, Trung Quốc) và Springfield (P9, Hoa Kỳ).

Súng ngắn CZ-75 P01. 



CZ-75 hiện đang phục vụ cho cảnh sát Séc (trong các phiên bản nhỏ gọn là CZ-75 P-01),cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ, và một số phòng ban cảnh sát tại Mỹ.
Súng ngắn CZ-75 hoạt động dựa vào độ bật lại của đạn, có khóa nòng theo tiêu chuẩn khóa hệ thống Browning. Con trượt của súng trượt trên các ray trong khung, hệ thống này giống hệ thống của SIG P210 do Thụy Sỹ sản xuất cung cấp trơn chu và hiệu quả cao hơn.
Các phiên bản như CZ-75B, CZ-75BD, CZ-75 P01, CZ-75 SP01… đều có cò kích hoạt kèm với chốt an toàn, điều chỉnh bằng tay. Súng được thiết kế chủ yếu từ thép không gỉ.



Ngoài ra CZ-75 còn có chế độ AUTO (giống như của dòng Glock), tốc độ bắn ở chế độ này khoảng 1000 viên/phút. Súng còn được trang bị thêm đầu ruồi.
Các phiên bản nhỏ gọn của CZ-75 có nòng ngắn 20mm, tay cầm nhỏ hơn và chỉ có 13 viên. Hiện nay đã có thêm ổ đạn dài chứa nhiều đạn hơn cho CZ-75. Tùy thị trường mà CZ-75 có các cỡ đạn riêng, như ở Mỹ sử dụng cỡ đạn là 10mm với 10 viên, cỡ đạn 40SW với 12 viên, cỡ đạn 9mm với 16 viên (riêng bản Compact có 13 viên)…
CZ-75 P-01 là một súng ngắn tiêu chuẩn cho cảnh sát Séc kể từ năm 2001, được dựa trên CZ-75BD Compact, có một phụ kiện rail dưới nòng súng được trang bị đèn pin chiến thuật.

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

Thăm quan hầm rượu độc đáo ở Việt Nam


Hầm rượu cổ ở Bà Nà là công trình độc nhất vô nhị ở VN, nằm trong lòng núi và tồn tại gần một thế kỷ, qua nhiều biến động của thời cuộc.



Đầu thế kỷ 20, song song với quá trình biến đỉnh núi Bà Nà ở Đà Nẵng thành một thiên đưởng nghỉ dưỡng của của giới thượng lưu, người Pháp đã cho xây dựng ở nơi đây một hầm rượu để làm nơi cất giữ rượu, đặc biệt là các loại rượu vang trứ danh được mang sang từ Pháp.



Được xây dựng năm 1923, hầm rượu cổ ở Bà Nà có tên là hầm rượu Debay với tổng chiều dài từ lối vào đến lối ra khoảng 80 mét (gần đây cải tạo thêm 20 mét), chiều cao 2,5 mét, rộng khoảng 2 mét, bên trong có các hầm cất giữ rượu, hầm chưng cất rượu, quán bar, lò sưởi, sảnh....



Vách hầm được xây bằng đá núi và vữa làm từ hỗn hợp đường và nhựa cây bời lời - một loại cây khá phổ biến ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng. Trần hầm được đào theo hình vòm cung thể hiện lối kiến trúc mang đậm chất Pháp và giúp tạo nên sự vững chắc cho công trình.



Do nằm trong lòng núi, hầm rượu đã tồn tại được gần một thế kỷ, qua nhiều biến động, dù hàng trăm biệt thự bề thế một thời đã bị phá hủy bởi chiến tranh và thời gian. Đây là công trình duy nhất của người Pháp còn lại nguyên vẹn tại Bà Nà.



Trong hầm rượu Bà Nà có tất cả 14 hốc, gồm có 11 hốc nhỏ và 3 hốc lớn. Khi hầm rượu còn hoạt động, mỗi hốc này là nơi lưu trữ rượu ký gửi của chủ nhân các ngôi biệt thự hoặc khách sạn tại Bà Nà.



Nhiệt độ bên trong hầm rượu rất mát mẻ, dao động trong khoảng 16 - 20 độ C. Đây chính là nhiệt độ lý tưởng để cất giữ các loại rượu vang.


Không chỉ riêng rượu vang mà rượu gạo - đặc sản của Việt Nam cũng được nấu tại Bà Nà và cất giữ trong hầm, vừa để phục vụ cho giới sĩ quan Pháp và cả những người Việt thượng lưu thời bấy giờ.



Có thể nói, hầm rượu cổ ở Bà Nà là công trình độc nhất vô nhị ở Việt Nam vì các hầm rượu thường chỉ phổ biến ở châu Âu. Đặc biệt hơn, các hầm rượu thường được đào sâu xuống lòng đất còn hầm rượu ở đây thì được đào xuyên vào lòng núi.


Cùng với sự sụp đổ của ách thống trị thực dân Pháo ở Việt Nam, hầm rượu Debay và các công trình khác ở Bà Nà đã rơi vào cảnh hoang phế trong nhiều thập niên. Dù vậy, hầm rượu đã máy mắn tồn tại được qua giai đoạn chiến tranh khốc liệt và được khôi phục để trở thành một điểm tham quan hấp dẫn ở đỉnh Bà Nà.