Social Icons

Pages

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

Thăm quan hầm rượu độc đáo ở Việt Nam


Hầm rượu cổ ở Bà Nà là công trình độc nhất vô nhị ở VN, nằm trong lòng núi và tồn tại gần một thế kỷ, qua nhiều biến động của thời cuộc.



Đầu thế kỷ 20, song song với quá trình biến đỉnh núi Bà Nà ở Đà Nẵng thành một thiên đưởng nghỉ dưỡng của của giới thượng lưu, người Pháp đã cho xây dựng ở nơi đây một hầm rượu để làm nơi cất giữ rượu, đặc biệt là các loại rượu vang trứ danh được mang sang từ Pháp.



Được xây dựng năm 1923, hầm rượu cổ ở Bà Nà có tên là hầm rượu Debay với tổng chiều dài từ lối vào đến lối ra khoảng 80 mét (gần đây cải tạo thêm 20 mét), chiều cao 2,5 mét, rộng khoảng 2 mét, bên trong có các hầm cất giữ rượu, hầm chưng cất rượu, quán bar, lò sưởi, sảnh....



Vách hầm được xây bằng đá núi và vữa làm từ hỗn hợp đường và nhựa cây bời lời - một loại cây khá phổ biến ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng. Trần hầm được đào theo hình vòm cung thể hiện lối kiến trúc mang đậm chất Pháp và giúp tạo nên sự vững chắc cho công trình.



Do nằm trong lòng núi, hầm rượu đã tồn tại được gần một thế kỷ, qua nhiều biến động, dù hàng trăm biệt thự bề thế một thời đã bị phá hủy bởi chiến tranh và thời gian. Đây là công trình duy nhất của người Pháp còn lại nguyên vẹn tại Bà Nà.



Trong hầm rượu Bà Nà có tất cả 14 hốc, gồm có 11 hốc nhỏ và 3 hốc lớn. Khi hầm rượu còn hoạt động, mỗi hốc này là nơi lưu trữ rượu ký gửi của chủ nhân các ngôi biệt thự hoặc khách sạn tại Bà Nà.



Nhiệt độ bên trong hầm rượu rất mát mẻ, dao động trong khoảng 16 - 20 độ C. Đây chính là nhiệt độ lý tưởng để cất giữ các loại rượu vang.


Không chỉ riêng rượu vang mà rượu gạo - đặc sản của Việt Nam cũng được nấu tại Bà Nà và cất giữ trong hầm, vừa để phục vụ cho giới sĩ quan Pháp và cả những người Việt thượng lưu thời bấy giờ.



Có thể nói, hầm rượu cổ ở Bà Nà là công trình độc nhất vô nhị ở Việt Nam vì các hầm rượu thường chỉ phổ biến ở châu Âu. Đặc biệt hơn, các hầm rượu thường được đào sâu xuống lòng đất còn hầm rượu ở đây thì được đào xuyên vào lòng núi.


Cùng với sự sụp đổ của ách thống trị thực dân Pháo ở Việt Nam, hầm rượu Debay và các công trình khác ở Bà Nà đã rơi vào cảnh hoang phế trong nhiều thập niên. Dù vậy, hầm rượu đã máy mắn tồn tại được qua giai đoạn chiến tranh khốc liệt và được khôi phục để trở thành một điểm tham quan hấp dẫn ở đỉnh Bà Nà.

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Lịch sử của những đôi dép huyền thoại ở Việt Nam

Không phải là những phụ kiện thời trang hợp mốt, nhưng những đôi dép này có rất nhiều ý nghĩa với đại đa số người dân Việt Nam.


Với nhiều người, dép tông, dép tổ ong... đều là những đôi dép ngon, bổ, rẻ mà ta vẫn hay đi hàng ngày.

Nhưng có lẽ không mấy ai biết rằng, chúng ta đều đang sở hữu những đồ vật có giá trị lịch sử lớn trên tay. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về những đôi dép gắn bó với kỷ niệm của nhiều người Việt Nam.

1. Đôi dép Bác Hồ

Hẳn không ít bạn đã từng một lần nhìn thấy đôi dép cao su màu đen - món đồ theo chân Bác Hồ và chiến sĩ xưa từng leo rừng, lội suối kia suốt bao dặm đường. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi, đôi dép ấy có gì đặc biệt chưa?

Đôi dép cao su này còn có khá nhiều tên gọi khác như dép lốp, dép râu hay dép Bình Trị Thiên.

Một loạt cơ chế phòng vệ "nghe là buồn nôn" của động vật

Ẩn mình trong phân, nôn vào mặt kẻ thù... là những cơ chế tự vệ có 1-0-2 của các loài động vật.


Trong thế giới tự nhiên, hầu như loài vật nào cũng có mưu mẹo riêng để sinh tồn. Một số sinh vật còn là "bậc thầy" phòng vệ với những bí quyết thoát hiểm vô cùng "kinh khủng". Hãy cùng điểm qua một số loài động vật như vậy qua bài viết dưới đây.
   
1. Hải sâm - tách nội tạng ra khỏi cơ thể

Hải sâm là một loài vật rất phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chúng có một cơ chế tự vệ khá "ghê rợn" dựa vào khả năng tự tái tạo của mình.

Hải sâm phóng nội tạng ra khỏi cơ thể

Khi bị đe dọa, hải sâm có thể phóng một phần nội tạng qua hậu môn bằng cách co rút mạnh các cơ bắp. Các nội tạng này thường chứa dịch nhầy chứa một dạng hóa chất khá độc được gọi là holothurin, khiến phần lớn kẻ thù của chúng phải chùn bước.

Đặc biệt, sau khi thoát nạn, các nội tạng đã mất của hải sâm có thể tự tái tạo lại.

2. Ếch lông - phiên bản lưỡng cư của người sói: tự bẻ gẫy xương ngón chân

Ếch lông (Hairy fog) có danh pháp khoa học là Trichobatrachus robustus. Sở dĩ loài ếch này có cái tên khá đặc biệt - "ếch lông" do cơ thể chúng được bao phủ bởi một lớp lông lạ mắt.

Khác với ếch thông thường hô hấp bằng da, lông của loài ếch này đóng vai trò như mang của loài cá, giúp chúng hô hấp một cách dễ dàng trong nước.

Ếch lông với "bộ vuốt" sắc nhọn

Tuy nhiên, điểm đặc biệt hơn cả của ếch lông chính là ở khả năng tự vệ. Loài ếch này có cơ chế tự vệ giống như người sói Wolverine trong phim dị nhân, đó là tự bẻ gãy các xương ngón chân để chọc thủng da, biến chúng thành móng vuốt sắc nhọn.

Cụ thể, chúng có những đốt xương nhỏ được giấu dưới mô các đầu ngón chân. Bình thường, các móng này được giữ chặt bằng các sợi collagen chắc chắn, nhưng khi bị đe dọa, ếch sẽ làm đứt mối nối này và đẩy móng ra ngoài. Sau khi móng được thu lại như cũ, các mô bị tổn thương sẽ tự tái tạo lại.

3. Sa giông Tây Ban Nha - tự vệ bằng... xương sườn

Sa giông Tây Ban Nha (Spanish ribbed newt) là một loài bò sát sinh sống chủ yếu tại miền Trung và miền Nam bán đảo Ma-rốc. Chúng có ngoại hình khá khiêm tốn với chiều dài chỉ 20cm, nhưng được giới khoa học đặc biệt chú ý nhờ vào khả năng khiến xương sườn sắc nhọn đâm xuyên qua da, tạo thành một lớp gai nhọn để bảo vệ cơ thể.

Loài sa giông Tây Ban Nha nhỏ bé nhưng có cơ chế phòng vệ rất lợi hại

Những chiếc xương sườn này, trong quá trình được đưa ra ngoài, sẽ được bao phủ một lớp độc từ một bộ phận trên cơ thể, giúp vũ khí của chúng thêm lợi hại.

Ngoài ra, sa giông Tây Ban Nha có hệ thống miễn dịch rất tốt, giúp lớp da của chúng lành nhanh và không bao giờ bị nhiễm trùng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về cơ chế tự vệ của loài động vật đặc biệt này. Theo một số giả thuyết trước kia, sa giông Tây Ban Nha có thể co rút các cơ bắp để xương sườn đâm ra ngoài. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Áo và Úc đã đưa ra kết luận rằng loài sa giông này đã tìm cách xoay chuyển xương sườn của mình cho đến khi điểm nhọn của xương để đâm qua da.

4. Bọ ngũ cốc - tự vệ với phương châm "sống nhục còn hơn chết vinh"

Ngay cả khi trong trường hợp cực kì hiểm nghèo, chắc chắn chẳng ai trong chúng ta tự vệ bằng cách bao phủ thân thể bằng... phân của mình. Tuy nhiên, đó là những gì bọ ngũ cốc (Cereal leaf beetle) làm để tồn tại trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt.
 
Bọ ngũ cốc với vẻ ngoài ấn tượng

Bọ ngũ cốc có một vẻ ngoài rất bắt mắt nhờ đôi cánh óng ả và phần thân màu đỏ cam. Chúng là loài côn trùng rất có hại cho nền nông nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, bọ ngũ cốc còn nổi danh trong giới côn trùng học nhờ phương thức tự vệ rất... mất vệ sinh.

Cụ thể, trong thời gian còn là ấu trùng, loài bọ này phủ lên mình một chất dẻo với thành phần chủ yếu là...phân của chúng. Nguyên do là bởi ấu trùng của bọ ngũ cốc có màu vàng trắng, trông ấn tượng không kém cá thể trưởng thành. Việc tạo nên lớp "khiên" này có thể giúp chúng che lấp đi màu sắc nổi bật của bản thân khỏi những kẻ săn mồi trong tự nhiên.

5. Hải âu Fulmar phương Bắc - nôn vào kẻ thù

Hải âu Fulmar phương Bắc có tên khoa học là Fulmarus glacialis, sinh sống chủ yếu tại các vùng biển phía Bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.


Loài hải âu  này có một vẻ ngoài khá hiền lành, tuy nhiên cách tự vệ của chúng thì không "hiền" một chút nào. Khi cảm thấy bị đe dọa bởi bất cứ thứ gì - dù là một con đại bàng hay chỉ là một chú chim lai vãng vô can – chúng sẽ lập tức... nôn thẳng vào kẻ xâm phạm.

Chất lỏng này thực chất là một loại dung dịch giàu dinh dưỡng, được hải âu Fulmar sử dụng làm chất dinh dưỡng cho con non, hoặc là nguồn nhiên liệu cho cá thể trưởng thành khi phải di chuyển trên quãng đường dài.

Tuy nhiên, bãi nôn của loài hải âu này lại có mùi cá chết vô cùng khó chịu, đồng thời làm dính lông khiến nạn nhân của chúng không bay nổi.

Không chỉ vậy, khi nạn nhân của hải âu đáp xuống nước, chúng sẽ chết chìm vì chất nôn đã vô hiệu hóa chức năng phao cứu sinh của bộ lông.

Nguồn: NationalGeographic, Wikipedia