Social Icons

Pages

Featured Posts

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Loài sinh vật trông thấy gớm nhưng lại tiết ra mùi hương ngọt hơn cả kẹo

Đặc điểm nổi bật nhất của cuốn chiếu là số lượng chân cực kì lớn, khoảng vài trăm chiếc.

Mùi hương tiết ra từ loài sinh vật này ngọt như món kẹo khoái khẩu, khiến mũi bạn khó lòng có thể phân biệt sự khác biệt.

Ắt hẳn khi nhìn vào hình ảnh này, không ít bạn sẽ cảm nhận thấy chúng là 1 loài sinh vật gớm ghiếc. Nhưng ít ai ngờ, loài sinh vật này lại có mùi cơ thể còn ngọt ngào hơn cả kẹo - đó là cola vị anh đào.
Thực chất, sinh vật này là một loài cuốn chiếu khổng lồ ở Bắc Mỹ (tên khoa học Apheloria virginiensis). Chúng có chiều dài thân lên tới hơn 38cm - 40cm, màu đen pha vàng cam.

Số lượng chân lớn khiến các loài cuốn chiếu di chuyển chậm nhưng có sức đào bới rất khỏe. Thân phân làm nhiều đốt cùng lượng chân lớn nên cơ thể di chuyển theo dạng sóng, cuốn chiếu có thể dễ dàng chui đầu xuống dưới đất sâu.

Nhìn vẻ ngoài có vẻ bắt mắt thế thôi nhưng chúng thực sự là 1 "tay chơi" nguy hiểm.

Do tốc độ di chuyển chậm và thiếu khả năng cắn, đốt... nên phương pháp tự vệ chủ yếu của cuốn chiếu là cuộn tròn cơ thể thành hình xoắn ốc nhằm sử dụng lớp vỏ cứng ở mặt lưng bảo vệ phần chân và các phần dễ tổn thương của cơ thể.


Bên cạnh đó, loài cuốn chiếu Bắc Mỹ này sở hữu một biện pháp phòng vệ thứ cấp là tiết ra một số chất độc, hợp chất cyanide thông qua các lỗ siêu nhỏ tại các tuyến tiết mùi thơm dọc theo hai bên cơ thể.

Ngạc nhiên không khi chất lỏng cyanide tiết ra từ cơ thể động vật này có mùi kẹo ngọt - cola vị anh đào đấy!

Nhưng khi chất lỏng này được bắn ra chúng sẽ bám vào da và có thể ăn mòn lớp vỏ của kiến cũng như của nhiều loài côn trùng săn mồi khác, hay đủ sức làm bỏng da và mắt của các loài săn mồi to lớn hơn.


Kinh khủng hơn, chất độc của loài cuốn chiếu này có thể bắn xa đến nửa mét cơ đấy!

Đối với con người, nọc độc của cuốn chiếu không nguy hiểm. Chúng thường chỉ gây ra những tác động nhỏ, chủ yếu là làm mất màu da. Tuy nhiên một số nọc độc mạnh hơn có thể gây đau nhức, phù, ban đỏ, rộp da, nếu không may để chất độc chạm vào mắt, chúng có thể gây viêm kết giác mạc.

Vì thế, nếu có bắt gặp sinh vật cuốn chiếu bắt mắt, cùng hương thơm ngọt ngào quyến rũ thì bạn cũng đừng nên lại gần chúng quá để tránh bị thương.
Nguồn: Mentalfloss

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

4 hiện tượng vũ trụ di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng

Bức xạ Cherenkov, sự lạm phát của vũ trụ ngay sau Big Bang, vướng víu lượng tử và lỗ sâu là những hiện tượng vũ trụ có thể đạt tới trạng thái "nhanh hơn ánh sáng".

Theo Business Insider, phương trình nổi tiếng E = mc2 liên hệ giữa năng lượng và khối lượng mà Einstein đưa ra năm 1905 có ý nghĩa rằng không một vật nào có khối lượng có thể chuyển động nhanh hơn ánh sáng. Tốc độ ánh sáng bằng 299.792.458 mét/giây.

Những máy gia tốc hạt như LHC có thể tăng tốc cho các hạt hạ nguyên tử (electron, proton, neutron…) lên tới tốc độ bằng 99,99% ánh sáng, nhưng như nhà vật lý từng đoạt giải Nobel David Gross giải thích, những hạt này không bao giờ có thể đạt tới tốc độ ánh sáng. Hạt duy nhất chuyển động bằng tốc độ ánh sáng là photon - hạt không có khối lượng.

Tuy nhiên, các nhà vật lý đã tìm ra những hiện tượng nhất định có thể đạt tới trạng thái nhanh hơn ánh sáng mà vẫn tuân theo các quy luật của vũ trụ được đặt ra bởi Thuyết tương đối hẹp, chúng không bác bỏ lý thuyết của Einstein mà chỉ cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về những hành vi kỳ lạ của ánh sáng trong lĩnh vực lượng tử.

Bức xạ Cherenkov

Khi một vật thể chuyển động nhanh hơn âm thanh, nó sẽ tạo ra những vụ nổ siêu âm. Do đó, về lý thuyết, nếu có thứ gì đó chuyển động nhanh hơn ánh sáng, nó cũng phải tạo ra một quả "bom ánh sáng".

Trong thực tế, những vụ nổ bom ánh sáng này vẫn xảy ra hàng ngày và có thể quan sát bằng mắt thường. Nó được gọi là bức xạ Cherenkov, theo tên nhà khoa học Liên Xô Pavel Alekseyevich Cherenkov, biểu hiện là ánh sáng màu xanh dương trong các lò phản ứng hạt nhân. Ông là người đầu tiên đo đạc nó vào năm 1934 và đoạt giải Nobel vật lý năm 1958 với phát hiện của mình.


Bức xạ Cherenkov trong lò phản ứng hạt nhân. Ảnh: Argonne National Laboratory

Bức xạ này phát ra do lõi của lò phản ứng được nhúng ngập trong nước để làm mát. Trong nước, tốc độ ánh sáng chỉ bằng 75% tốc độ vùng chân không bên ngoài. Do đó, các electron tạo ra từ phản ứng trong lò sẽ đi trong nước nhanh hơn ánh sáng. Quá trình này làm phát sinh các sóng chấn động của ánh sáng, giống như trường hợp máy bay siêu âm. Những sóng chấn động này thường có màu xanh dương, hoặc đôi khi là các tia cực tím mà mắt thường không nhìn thấy.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, tốc độ của các electron chỉ nhanh hơn tốc độ ánh sáng trong nước, không thực sự đạt đến giới hạn 299.792.458 m/s.

Lạm phát sau Big Bang

Như đã đề cập ở phần trên, những vật có khối lượng không bao giờ đạt tới tốc độ ánh sáng. Ngoài photon, chân không tuyệt đối cũng có thể coi là một "vật thể" không có khối lượng do không có vật chất chứa trong đó.

"Do không có vật chất chứa bên trong, chân không có thể giãn nở nhanh hơn tốc độ ánh sáng", nhà vật lý thiên văn lý thuyết Michio Kaku cho biết.


Bản đồ 3D vũ trụ ở khoảng cách 10,8 tỷ năm ánh sáng từ Trái Đất. Ảnh: Casey Stark (UC Berkeley)/Khee-Gan Lee (MPIA)

Đây là hiện tượng mà các nhà vật lý cho rằng xảy ra ngay sau Big Bang, trong quá trình được gọi là lạm phát, lần đầu tiên được đặt giả thuyết vào những năm 1980 bởi hai nhà vật lý Alan Guth và Andrei Linde. Trong một phần tỷ tỷ của một giây đầu tiên, vũ trụ liên tục tăng gấp đôi kích thước, kết quả là phần biên ngoài giãn nở rất nhanh, vượt qua tốc độ ánh sáng.

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Những bộ xương khổng lồ gây tranh cãi nhất trong lịch sử


Các bạn có tin vào người khổng lồ không? Chắc là không rồi. Nhưng trên thực tế, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những bức ảnh khai quật nhiều bộ xương khổng lồ đến... ngỡ ngàng.

Có thể phần lớn trong số đó là hàng "fake" nhưng chúng thực sự rất ấn tượng. Thậm chí một vài bức ảnh về bộ xương khổng lồ hiện vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi vì tính xác thực của nó.

1. 18 bộ xương người khổng lồ tại Wisconsin vào năm 1912

Vào 5/1912, các nhà khảo cổ thuộc ĐH Beloit (Mỹ) đã khai quật được 18 bộ xương khu vực hồ Delavan, Wisconsin (Mỹ). Những bộ xương có kích cỡ cơ thể và hộp sọ rơi vào hàng ngoại cỡ, không giống với bất kỳ giống người nào từng được tìm thấy. Một số người còn cho rằng, đây là hài cốt của... người ngoài hành tinh.

Thông tin được công bố trên toàn quốc và kể từ đó có tới hơn 200 vụ việc được báo cáo là: "tìm thấy hài cốt người khổng lồ". Tuy không gây tiếng vang, nhưng có không ít bức ảnh được chụp lại làm bằng chứng như bức ảnh các bạn đang xem dưới đây.



Nhiều người tin rằng bức ảnh này là giả mạo, khi người đàn ông đang đứng ở mô đất quá bằng phẳng để là khu vực khai quật. Tuy nhiên, quay trở lại với câu chuyện 18 bộ xương - thì liệu một thông tin giả có thể khiến truyền thông quốc gia chấn động như vậy không? Và nếu bộ xương là có thật, thì câu hỏi đặt gia là: "tại sao người ta lại phải che giấu chúng?". Một số thuyết âm mưu thì cho rằng các khoa học gia đang cố gắng che giấu sự thật trong quá khứ.



Thậm chí theo một số thông tin, tòa án tối cao Mỹ đang bắt ép Viện Smithsonian (học viện nghiên cứu và bảo tàng của Mỹ) phải công bố những tài liệu bí mật từ những năm 1990, trong đó tiết lộ rằng Smithsonian đã phá hủy hàng ngàn bộ xương khổng lồ nhằm bảo vệ quan điểm tiến hóa kéo dài hàng trăm năm của viện.

Cụ thể, các khoa học gia cho rằng tổ tiên của người Mỹ là những người đến từ châu Á. Nhưng với sự tồn tại của hài cốt người khổng lồ thì quan điểm này là sai lầm hoàn toàn.

Tuy nhiên, sự thật như thế nào thì đến nay chúng ta vẫn... chưa thể biết được vì chưa được công bố.

2. Bộ xương sọ khổng lồ tại Peru



Bộ xương bạn nhìn thấy dưới đây là... hàng thật, được tìm thấy vào năm 2011 bởi Renato Davila Riquelme - chuyên gia thuộc viện bảo tàng Privado Ritos Andinos, Peru.

Gọi là bộ xương khổng lồ có đôi chỗ... không chính xác, vì thực chất bộ xương này chỉ khổng lồ phần xương sọ mà thôi. Toàn bộ cơ thể của bộ xương là 1m thì bộ xương sọ đã chiếm tới... 50cm.

Dù đã thực hiện xét nghiệm ADN, nhưng các khoa học gia vẫn chưa thể xác định bộ xương này thuộc về chủng tộc nào. Nhiều người giàu tưởng tưởng còn tin rằng, đây là xương người khổng lồ và thậm chí là... người ngoài hành tinh.

3. Người khổng lồ tại Ai Cập

Bức ảnh này đã từng một thời gây bão dư luận. Nhiều người cho rằng đây là bằng chứng cho thấy người khổng lồ đã giúp người Ai Cập cổ đại xây dựng nên những Kim tự tháp. Thậm chí có những thông tin còn miêu tả chi tiết về bộ xương này: cao 4m, xương sọ khổng lồ...

Tuy nhiên sự thực thì đây là một tác phẩm Photoshop... bị lỗi. Bức ảnh thật là hình dưới cơ.



4. Hộp sọ khổng lồ tại Đại học Harvard (Mỹ)

Bức ảnh bạn nhìn thấy dưới đây là thật. Tuy nhiên, thứ bên trong ảnh thì không.



Hộp sọ này đúng là khổng lồ, nhưng nó được các nhà khoa học thuộc ĐH Harvard (Mỹ) tạo ra vào năm 1890, nhằm đem đến cho sinh viên cái nhìn trực quan và rõ nét hơn về cấu tạo xương sọ của người.